Kinh doanh quán cà phê là một trong những công việc hấp dẫn. Nó là sự kết nối giữa đam mê cà phê, yêu thích không gian đẹp và sở thích kinh doanh. Tuy nhiên từ ý tưởng mở quán cà phê đến hiện thực là một quá trình và đôi khi chúng ta không biết bắt đầu từ đâu. Gossip Coffee xin chia sẻ 12 kinh nghiệm mở quán cà phê để giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn.
- Yêu thích và có kiến thức cơ bản về cà phê
Đơn giản nhất, bạn cần thấu hiểu về đặc tính các dòng cà phê Arabica, Robusta. Hiểu về hương thơm và hàm lượng cafein trong mỗi dòng. Từ đó bạn sẽ biết dùng các loại cà phê nào cho phương pháp pha chế nào. Hoặc bạn sẽ có cách phối trộn tạo ra hương vị cà phê đặc trưng cho quán. Hơn nữa, bạn cũng có thể phối trộn theo gu của khách đặc biệt.
Để làm được điều đó ngoài việc tìm hiểu kiến thức cà phê, bạn nên thưởng thức và tự mình nhận ra cái ngon và nét đặc thù của từng dòng cà phê, từ đó có phương án lựa chọn cà phê ngon cho quán của mình.
- Hiểu về các dụng cụ pha chế cần thiết
Bạn muốn trở thành chủ quán cà phê chắc chắn cần phải nắm được quán cà phê của mình cần những dụng cụ pha chế như thế nào để mua sắm cho phù hợp.
Khi bạn có ý định mở quán cà phê hiện đại, môt số dụng cụ cần thiết cần phải trang bị: máy xay cà phê.
Nếu kinh doanh cà phê truyền thống, bạn cần hiểu về phin cà phê, Trên thị trường hiện tại có 3 loại phin chính: phin nhôm, phin inox, phin sứ. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phin nào sẽ tùy thuộc vào phong cách của quán cà phê.
- Biết phương pháp pha chế cà phê
Để kinh doanh quán cà phê, chắc chắn bạn nên thuê nhân viên pha chế. Tuy nhiên, bạn cần biết các phương pháp pha chế để có thể chọn mô hình kinh doanh và lên menu cho quán. Đồng thời bạn có thể điều hành quán cà phê của mình hiệu quả hơn.
Có 2 phương pháp phổ biến: pha bằng áp suất và pha bằng phin.
- Nghiên cứu thị trường
Đối với nghiên cứu thị trường mở quán cà phê bạn cần quan tâm 2 yếu tố chính: khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.
Xác định khách hàng tiềm năng là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi kinh doanh cà phê. Nó giúp bạn định hình mô hình kinh doanh, màu sắc chủ đạo và thiết kế nội thất.
- Chọn mô hình kinh doanh đồ uống cà phê
Khi bạn thực sự muốn mở quán thì việc lựa chọn mô hình quán cà phê chính là yếu tố quyết định đến phong cách và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến.
Một số hình thức bạn có thể tham khảo:
- Cà phê take away
- Cà phê sân vườn
- Cà phê nhượng quyền
- Dự trù chi phí cho mở quán cà phê
Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn là vấn đề cần tính kỹ khi chuẩn bị kinh doanh cà phê. Việc dự trù kinh phí chính là giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả, cần đầu tư vốn vào việc gì, những gì nên mua để không bị lãng phí tiền và thời gian mua sắm.
Một số khoản phí như:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí nội thất, trang trí
- Sắm máy móc, dụng cụ
- Thuê nhân viên
- Mua nguyên vật liệu
- Truyền thông marketing
- Kinh nghiệm chọn mặt bằng mở quán
Thành công trong việc mở quán cà phê còn phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng, vị trí quán. Nếu bạn mở quán cà phê tại khu vực gần văn phòng, công ty, trường học … sẽ có nguồn khách lớn, giúp việc kinh doanh hiệu quả.
Kinh nghiệm là tìm và thuê mặt bằng để kinh doanh là chọn mặt bằng rộng rãi, có chỗ để xe.
- Giấy tờ, thủ tục kinh doanh
Việc mở quán cà phê cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định hiện hành của pháp luật. Tùy mô hình, về cơ bản bạn cần chuẩn bị các thủ tục sau:
- Giấy phép kinh doanh
- Chứng nhận an toàn thực phẩm
- Các loại thuế phải nộp cho nhà nước
- Kinh nghiệm trang trí quán
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trang trí nội thất quán, bạn có thể thuê dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp để có không gian quán đẹp.
- Kinh nghiệm lên thực đơn đồ uống
Chắc chắn sự thành công của quán cà phê phụ thuộc nhiều vào thực đơn đồ uống. Theo kinh nghiệm của Gossip Coffee, các đồ uống nên chia thành nhóm cụ thể:
- Cà phê truyền thống
- Cà phê xu hướng
- Cà phê máy
- Trà hoa quả đậm vị
- Trà sữa
- Nước hoa quả và sinh tố
- Nhà cung cấp cà phê
Địa điểm, mô hình, thiết kế, bài trí là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên bí quyết giữ chân khách là chất lượng cà phê. Đó là cà phê ngon phục vụ nhu cầu người thưởng thức, bạn nên tìm cho mình địa chỉ uy tín, chất lượng.
- Kinh nghiệm tuyển nhân viên khi mở quán
Tùy theo mô hình quán cà phê của bạn mà có các vị trí nhân viên khác nhau. Thông thường cần tuyển như sau:
- Nhân viên pha chế
- Nhân viên thu ngân
- Nhân viên phục vụ
- Bảo vệ
Gossip Coffee hy vọng với 12 kinh nghiệm chia sẻ để mở quán cà phê sẽ giúp bạn có thêm thông tin tham khảo để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.